Công cụ tính toán qua các thời kỳ

Con người là sinh vật duy nhất có khả năng tính toán. Dựa trên những tính toán mà phát triển khả năng tiên liệu, dự trù cho từng công việc nhỏ, dần hợp tác với nhau để làm những công việc lớn hơn. Từ đó hình thành nên xã hội có tổ chức. Theo dòng lịch sử, các tính toán ngày càng trở nên phức tạp hơn với dung lượng mở rộng. Con người đã không dừng lại ở việc sử dụng tay, chân, hạt, đá, sỏi… để trợ giúp việc tính toán.

Thời cổ đại, con người phát minh ra bàn tính (còn gọi là bàn tính gẩy, tiếng Anh là “abacus”, phiên âm tiếng Nhật là "soroban") sử dụng chủ yếu cho các phép tính số học. Thời cận đại xuất hiện thước tính, hay thước lô-ga-rít (slide rule) dùng cho các phép tính đại số. Đến thời hiện đại, máy tính điện tử với khả năng tính toán hàng tỉ phép tính trên giây, giải quyết được mọi loại phép tính đang hiện diện ở khắp nơi trên thế giới và tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội.

Bàn tính cổ đại

Khi nói đến bàn tính, hầu hết chúng ta đều cho là phát minh của người Trung Quốc. Thực tế, mỗi vùng trên thế giới đều có một loại bàn tính đặc trưng. Dạng đầu tiên của bàn tính xuất hiện vào khoảng 2700 – 2300 trước công nguyên, tức là thời kỳ Đồ Đồng, thuộc về người Sumeria sinh sống ở vùng miền Nam Iraq ngày nay. Người Ai cập, Hy Lạp, Ba Tư cổ đại cũng có bàn tính của riêng họ.

Bàn tính Trung Quốc

Lịch sử thành văn chỉ ra rằng, người Trung Quốc phát minh ra bàn tính riêng vào khoảng thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Bàn tính của người Trung Quốc được sử dụng đến ngày nay và có đặc trưng là có hai hàng, hàng trên có hai hạt và hàng dưới có năm hạt. Thiết kế này để sử dụng cho hệ cơ số 16 vốn còn phổ biến ở Trung Quốc.

Bàn tính Nhật Bản

Bàn tính Trung Quốc được du nhập vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ XIV. Năm 1930, người Nhật đã cải tiến thành một loại bàn tính mới chỉ có một hạt ở hàng trên và bốn hạt ở hàng dưới, gọi là bàn tính ¼ (soroban). Bàn tính này đặc biệt thích hợp tính toán hệ thập phân. Bàn tính Nhật Bản nhanh chóng được sử dụng rộng rãi, ngày nay vẫn được sản xuất bất chấp sự phổ biến, giá rẻ và dễ sử dụng của máy tính điện tử bỏ túi. Các trường phổ thông Nhật Bản vẫn dạy sử dụng bàn tính như một phần môn Toán, chủ yếu để trợ giúp khả năng tính nhẩm nhanh.

Có nhiều hãng ở Nhật sản xuất "soroban", nhưng kích thước đều có một chuẩn chung và hình dạng hạt tính giống nhau. Giá cả tùy thuộc vào chất liệu, từ hàng trăm nghìn cho đến hàng chục triệu đồng và còn đắt hơn đối với bàn tính được làm bằng các loại gỗ quý. Các cột của bàn tính thường được làm bằng tre cật. Tùy độ lớn của số cần tính mà bàn tính có số cột khác nhau, nhưng đều là số lẻ. Có bàn tính có đến hàng trăm cột. Phổ biến nhất là các loại từ 15 đến 23 cột vì khi đó, kích thước vừa vặn để mang đi và cũng tính được số đủ lớn.

Bàn tính SuperMind lựa chọn

Ngay từ khi thành lập, SuperMind đã luôn tìm kiếm một loại bàn tính tốt cho các em học sinh. Mặc dù biết bàn tính của Nhật Bản đẹp với chất lượng rất cao, nhưng giá thành chưa phù hợp. Sau 6 năm tìm hiểu, tiếp xúc với rất nhiều loại bàn tính, năm 2015, SuperMind đã hân hạnh làm việc với ông Hidetaka Miyanaga, Chủ tịch Hiệp hội Bàn tính Banshu, đàm phán lựa chọn loại bàn tính với giá cả phải chăng, phù hợp với trẻ em Việt Nam. Bàn tính sử dụng lâu bền, có thể giữ được cả đời, thậm chí trao tặng lại cho đời sau. Bàn tính có những đặc điểm sau:

  • Chế tạo thủ công hoàn toàn tại Nhật Bản.
  • Khung bằng gỗ, cột tính bằng tre cật.
  • Có 23 cột, đủ để tính số lớn và vẫn dễ mang theo.
  • Loại truyền thống để luyện tập và loại hoàn nguyên tự động để thi đấu.

Bàn tính SuperMind đề xuất có thiết kế như mẫu quà tặng truyền thống của Chính phủ Nhật Bản. Hạt tính được làm bằng gỗ dâu, loại gỗ có màu vàng tự nhiên, chỉ cần đánh bóng, không cần sơn. Càng dùng, càng bóng, càng đẹp. Mỗi bàn tính đều được thổi hồn trong đó. Từ đây, bàn tính gắn bó với mỗi em học sinh, trở thành "anh bạn nhỏ" đích thực. Khi tốt nghiệp SuperMind vẫn luôn mang theo bên mình để luyện tập, giảm căng thẳng mỗi khi gặp việc khó trong cuộc sống trưởng thành sau này. Về già, có thể sử dụng làm công cụ rèn trí nhớ hoặc truyền cho đời sau như một câu chuyện.